Xem

1. Tên chuyên ngành/chương trình: Kỹ thuật cơ khí

Tên ngành:  Kỹ thuật cơ khí
Tên chuyên ngành:  Kỹ thuật cơ khí.
Mã ngành:   D52520103                                               
Trình độ: Đại học chính quy.   

2. Giới thiệu chuyên ngành/chương trình

Kỹ thuật cơ khí là ngành phục vụ trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí về nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo trì các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho nhiều lĩnh vực như: công nghệ chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp ô tô, máy xếp dỡ, máy móc biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, lâm sản…
Ngành Kỹ thuật cơ khí trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực:
- Thiết kế, lập quy trình chế tạo, lắp ráp các máy móc, phương tiện, dây chuyền sản xuất trong các ngành GTVT, xây dựng, chế tạo máy, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm…
- Lập quy trình khai thác, bảo trì các trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành GTVT, xây dựng, chế tạo máy, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm, nông nghiệp …
- Xây dựng và quản lý các dự án phát triển sản xuất, tham gia tổ chức và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị cơ khí, thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ kỹ thuật các vấn đề  trong lĩnh vực cơ khí;
- Công nghệ mới thuộc lĩnh vực cơ khí và triển khai ứng dụng thực tiễn sản xuất.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí tại Viện Khoa học cơ sở, Trường Đại học hàng hải Việt Nam, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết và thực hành đã được trang bị để hành nghề trong các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí thông dụng.

3. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được xây dựng bởi những chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và được tham khảo các chương trình đào tạo kỹ thuật cơ khí hàng đầu  ở trong và ngoài nước. Đây là chương trình đào tạo tiến tiến, có chất lượng cao, thể hiện ở các mặt sau:
Môn học và giáo trình giảng dạy:
Tất cả các môn học là những môn học cốt lõi, cần thiết, trang bị cho sinh viên những khiến thức cơ bản và chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện đại.
Thông tin chi tiết về môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên trước khi bắt đầu môn học.
Nội dung các môn học tập trung vào việc nâng cao kỹ năng thực hành của sinh viên, các môn học chính của ngành đều có bài tập lớn hoặc đồ án môn học để sinh viên làm quen với khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và sát với thực tế việc làm sau này.
Tất cả các môn học đề có đầy đủ tài liệu giảng dạy được biên soạn bởi những chuên gia có trình độ cao và được tham khảo từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Đội ngũ giảng viên:
·  Đội ngũ giảng viên dạy cho ngành Kỹ thuật cơ khí là các giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín ở trong và ngoài nước, trong đó nhiều giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và kinh nghiệm thực tế sản xuất các vấn đề trong kỹ thuật cơ khí.
·  Phương pháp giảng dạy tiến tiến, hiện đại, thay việc truyền thụ kiến thức một chiều bằng việc hướng dẫn, phát huy năng lực của người học, lấy người học làm trung tâm.
Mối quan hệ với doanh nghiệp:
·  Sinh viên được tham gia thực tập tại Trung tâm thực hành thí nghiệm cơ khí của Trường, có những trang thiết bị hiện đại và được hướng dẫn bởi các giảng viên thực hành có kinh nghiệm và các chuyên gia được mời từ các doanh nghiệp sản xuất.
·  Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các chương trình tham quan các xí nghiệp sản xuất.
·  Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Khả năng thăng tiến trong công việc:
·  Những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có thể trở thành giảng viên, giảng dạy tại Bộ môn Kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy tại các Trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành sâu của kỹ thuật Cơ khí.
·  Sinh viên có thể đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp và các đơn vị sản xuất có liên quan đến thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí máy móc và các kết cấu thép… ngay sau khi tốt nghiệp.
·  Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí, sinh viên có thể làm việc tại:
-  Các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực…;
-    Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng .v.v...;
-    Các công ty doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Chế tạo máy, chế tạo sản phẩm cơ khí;
-    Các Viện Nghiên cứu, thiết kế, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí;
-    Các Trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí;
-  Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc đào tạo sau đại học các ngành:  Cơ khí, chế tạo máy, cơ điện tử, tự động hoá,…;
-    Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vự cơ khí.
Các công việc sinh viên có thể đảm nhận khi tốt nghiệp là:
- Kỹ sư, thiết kế, chế tạo cơ khí;
- Tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí;
- Hoạch định dự án, đầu tư về kỹ thuật cơ khí;
- Nhân sự hành chính trong lĩnh vực cơ khí.

5. Tôi có phù hợp

Người học ngành Kỹ thuật cơ khí cũng cần có sức khỏe tốt, có sự đam mê về máy móc và các thiết bị cơ khí, có khả năng lao động sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.
Để đăng ký học ngành Kỹ thuật cơ khí,  thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển nhóm các môn thi: Toán, Lý, Hóa… theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Theo mức qui định chung của Nhà trường.

7. Mục tiêu đào tạo

·  Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về Kỹ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo cơ khí, truyền động thủy khí, thiết kế sản phẩm với CAD và kết cấu thép công nghiệp…
·  Sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
·  Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức:
·  Khối kiến thức giáo dục đại cương: 
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng  Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Anh văn cơ bản, Tin học văn phòng, Đại số, Giải tích, Vật lý, Hóa kỹ thuật, Pháp luật đại cương, Môi trường và bảo vệ môi trường…
·  Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
- Kiến thức cơ sở ngành:
Hình họa, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, An toàn công nghiệp, Vẽ kỹ thuật, Nguyên lý máy, Vật liệu kỹ thuật, Phương pháp tính, Kỹ thuật lập trình C++, Đại cương về kỹ thuật, Cơ chất lỏng, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật gia công cơ khí, Kỹ thuật nhiệt, Cơ sở thiết kế máy, Kỹ thuật điện tử, Dung sai và kỹ thuật đo cơ khí, Động cơ đốt trong, Kỹ thuật nhiệt lạnh…
- Kiến thức chuyên ngành:
Công nghệ lắp ráp sản phẩm cơ khí, Hệ thống truyền động thủy khí, Kỹ thuật rôbốt, Cơ điện tử, Thiết kế sản phẩm với  CAD, Máy nâng chuyển, CAD/CAM và CNC, Kỹ thuật điều khiển tự động, Công nghệ chế tạo cơ khí, Ma sát, mòn và bôi trơn …
- Kiến thức tốt nghiệp:
 Thực tập chuyên ngành, Thực tập tốt nghiệp, Đồ án tốt nghiệp, Các ứng dụng của CAD…

9. Bằng cấp

Bằng kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ khí (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).